查看完整案例
收藏
下载
翻译
‘’...Về Thọ xuân, Anh đưa Em về Thọ Xuân
Qua Sao Vàng cánh én bạc liệng bay...’’
Sân bay Thọ Xuân, tên gọi trong thời chiến là Sân bay Sao Vàng là sân bay quân sự lần đầu tiên do chính người Việt Nam vừa thiết kế vừa thi công trên hậu phương lớn miền Bắc trong thời chiến tranh khốc liệt.Lịch sử ra đời sân bay quân sự Sao Vàng tại huyện Thọ Xuân, trung tâm tỉnh Thanh Hóa, luôn được gắn liền với chiến thắng lẫy lừng, bảo vệ cầu Hàm Rồng, gắn liền với những “Cánh én Bạc “. Bối cảnh lịch sử hào hùng của khu đất đã trở thành nguồn cảm hứng chính cho đồ án.
Giai đoạn đến năm 2030: Đầu tư khu vực HKDD hiện hữu phía Nam, đáp ứng công suất 5 triệu HK/năm; xây dựng đường CHC số 2, KT: 3.800x45m, cách đường CHC hiện hữu 360m. Giai đoạn từ năm 2030 đến năm 2050: Đầu tư khu HKDD mới nằm giữa đường trục và đường CHC xây mới, đáp ứng công suất khai thác 20 triệu HK/năm. Có quỹ đất dự phòng phát triển cho giai đoạn sau năm 2050 (Xây dựng đường CHC số 3 và các công trình đồng bộ).
Đồ án có khu đất nghiên cứu nằm trong một phần mở rộng của dự án ‘’Điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng Hàng Không Quốc Tế Thọ Xuân giai đoạn 2030, định hướng đến năm 2050’’. Với diện tích khoảng 1.68 Km2 Khu HKDD dân dụng quy hoạch mới nằm ở giữa đường CHC số 2 và tuyến đường trục.
Khu đất có trục chính dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Chịu ảnh hưởng bởi hai loại gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió phơn Tây Nam.
Khu đất nằm ở cùng đồng bằng cảnh quan xung quanh chủ yếu là các cánh đồng mía và lúa nên có tầm nhìn thoáng đãng từ mọi phía. Phía Bắc có tầm nhìn ra dòng sông Chu.
Khu vực Hàng Không Dân Dụng được tiếp cận bằng đường trục xuyên suốt khu vực Cảng Hàng Không kết nối với Quốc Lộ 47. Từ đó kết nối với Nhà ga Dân Dụng qua hệ thống đường nhánh.
Đề xuất đẩy tuyến đường trục chính xuống thành hầm giao thông đường bộ để tạo không gian cảnh quan kết nối giữa 2 nhà ga trong tương lai.
Xin dành lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới tất cả những người đã đồng hành và hỗ trợ mình hoàn thiện trong đồ án cuối cùng của đời sinh viên này